Testosterone và “bản lĩnh” đàn ông

Bất cứ người đàn ông nào cũng mong muốn có một sức khỏe tốt, một cơ thể cường tráng, một “phong độ đàn ông” ổn định. Có một yếu tố liên quan chặt chẽ với các vấn đề này của quý ông, đó là testosterone. Testosterone là hormon sinh dục có vai trò quan trọng cho sức khỏe, đặt biệt là sức khỏe tình dục ở nam giới.

Testosterone - “chìa khóa” sức khỏe tình dục nam giới

Testosterone được bài tiết chủ yếu ở tinh hoàn, chỉ có một lượng nhỏ từ những steroid do vỏ ngoài của tuyến thượng thận tạo nên. Ở phụ nữ cũng có một lượng nhỏ testosterone được bài tiết ra từ buồng trứng (và cả tuyến thượng thận) nhưng rất ít so với nam giới. Testosterone chịu trách nhiệm cho sự phát triển bình thường của cơ quan sinh dục nam như: dương vật, tinh hoàn, bìu, tuyến tiền liệt, túi tinh... Nội tiết tố này cũng ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển các đặc tính sinh dục nam như: tăng mọc lông tóc, giọng trầm, gây hưng phấn và ham muốn tình dục, sự trưởng thành của tinh trùng... Ngoài ra, testosterone làm tăng tổng hợp protein, thúc đẩy quá trình phát triển của cơ bắp, kích thích tạo hồng cầu...

​Một số môn thể dục như đạp xe, nâng tạ, chạy nước rút... có thể tăng testosterone hiệu quả.

Có thể nói testosterone là nhiên liệu cho bộ máy sinh sản của nam giới hoạt động, nên khi bị thiếu hụt sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Nồng độ testosterone thấp (thiếu hụt) không chỉ đi kèm với giảm ham muốn giới tính và kém cương dương ở mức độ nào đó mà còn gây ra tình trạng kém hăng hái, giảm nghị lực sống, mỏi mệt, giảm khả năng trí tuệ.

Khi bước vào tuổi trung niên, sự suy giảm nồng độ testosterone dần dần sẽ gây nên hội chứng mãn dục nam. Tình trạng này bắt đầu xuất hiện ở nam giới sau tuổi 30 và tác động rõ rệt nhất đến cơ thể sau độ tuổi 40, đó là nguồn gốc làm giảm khả năng sinh lý như: giảm ham muốn, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, giảm lượng tinh trùng gây khó có con. Về sức khỏe toàn thân, làm tăng các bệnh lý tim mạch, giảm trí nhớ, cơ bắp không còn săn chắc, giảm mật độ xương gây loãng xương, hay đi tiểu đêm, đau lưng mỏi gối...

Những dấu hiệu giảm testosterone ở nam giới

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của tình trạng giảm testosterone là: giảm ham muốn tình dục, cương dương kém, giảm số lượng tinh trùng và khả năng sinh sản hoặc thấy vú to ra, tinh hoàn có thể nhỏ và mềm. Nam cũng có thể có những triệu chứng tương tự như nữ ở thời kỳ mãn kinh, đó là cơn bốc nóng, dễ cáu giận (tăng sự kích thích), khó tập trung và trầm cảm. Một số nam giới có thể bị giảm bài tiết testosterone nhiều và kéo dài, khi đó bị rụng lông trên cơ thể và giảm khối cơ, xương có thể giòn hơn và dễ gãy... Ở người trẻ, sự bài tiết testosterone ít có thể làm giảm sự mọc râu và lông trên cơ thể, giảm phát triển khối cơ và cơ quan sinh dục, giọng nói cũng không trầm...

Những bệnh gây giảm testosterone

Những bất thường ở tinh hoàn: Do chấn thương tinh hoàn, do phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn, khối u tinh hoàn, viêm tinh hoàn do quai bị (có nguy cơ bị vô sinh nhiều hơn là giảm testosterone).

Bệnh ở tuyến yên/vùng dưới đồi: Khối u tuyến yên khiến các mô bất thường ở tuyến yên phát triển có thể làm hoạt động bình thường của tuyến hư hại và ảnh hưởng đến sự bài tiết hormon.

Do gen: Nam giới có thể bị thiếu testosterone do bất thường về thể nhiễm sắc hay những bệnh liên quan đến gen.

Thuốc: Một số thuốc chữa bệnh và hormon có thể ức chế tinh hoàn bài tiết testosterone.

HIV/AIDS: Có đến 50% nam giới bị nhiễm HIV có nồng độ testosterone thấp.

Cần làm gì để duy trì nồng độ testosterone?

Việc duy trì nồng độ testosterone bằng các giải pháp sao cho vừa an toàn mà thiết thực là mục đích mà quý ông nên hướng tới. Vội vàng bổ sung testosterone dưới dạng dược phẩm khi chưa có chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa có thể gặp phải một số tác dụng phụ ngoài ý muốn và những nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng như: nở ngực, giảm khả năng sinh sản, cục máu đông, đau tim, phì đại tuyến tiền liệt... Giải pháp tốt nhất đối với đại đa số đàn ông muốn ổn định mức testosterone là thay đổi lối sống. Việc ăn uống không điều độ, ngủ ít, không tập thể dục... là những yếu tố sẽ “nhấn chìm” testosterone. Đặc biệt, khi bị stress thì hormon căng thẳng cortisol tăng cao, testosterone sẽ bị giảm sút nhanh.

Vì vậy, nam giới nên cân bằng cuộc sống của mình giữa làm việc, nghỉ ngơi, thư giãn và năng tập luyện thể dục thể thao. Một số môn thể dục đòi hỏi tăng cường độ làm việc của cơ bắp có thể tăng testosterone hiệu quả nhất như: nâng tạ, chạy nước rút, đạp xe đạp... Nhưng lưu ý nên tập vừa sức, không gắng sức sẽ bị mỏi mệt và gây hiệu ứng ngược cho sức khỏe. Tăng cường dinh dưỡng: Ăn thêm dầu mỡ, những chất béo không bão hòa đơn, tốt cho sức khỏe như trứng, bơ, ô liu, dầu dừa, các loại hạt... Cần ngủ đủ giấc, tắm nắng nhiều hơn cũng có thể tăng cường testosterone.

BS. Song Nhi

Sự trả thù muộn của vợ dành cho cô bồ của chồngSự trả thù muộn của vợ dành cho cô bồ của chồng6 'lỗi' sơ đẳng chàng hay mắc trong chuyện phòng the6 "lỗi" sơ đẳng chàng hay mắc trong chuyện phòng theRối loạn tình dục ở nam giới béo phìRối loạn tình dục ở nam giới béo phì

 

 

4 bệnh tình dục khủng khiếp bạn chưa biết

Chuyên gia về sức khỏe phụ nữ Jennifer Wider sẽ cho cung cấp thông tin về 4 bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể bạn chưa từng nghe và cách xử lý khi mắc bệnh.

4 bệnh tình dục khủng khiếp bạn chưa biết

Bệnh hạ cam mềm (Chancroid)

Bệnh hạ cam mềm là gì? Về cơ bản, đây là bệnh tình dục gây ra vết loét ở bộ phận sinh dục . Ban đầu, các vết loét sinh ra từ những mụn nhỏ, sau lan rộng, có thể tăng 1 cm chỉ trong 2 ngày.

Triệu chứng: “Đau đớn hoặc chảy máu khi quan hệ là 2 triệu chứng chính của bệnh. Đôi khi, bạn cũng có thể đau khi đi tiểu, thậm chí có thể sưng ở vùng bẹn và dưới rốn” - bác sĩ Jennifer Wider nói.

Điều trị: Hỏi ý kiến bác sĩ để được kê thuốc kháng sinh ; thường xuyên kiểm tra “vùng kín” để nhận biết dấu hiệu khác thường.

U nhầy lây (Molluscum Contagiosum)

U nhầy lây là gì? U nhầy lây là bệnh tình dục do virus gây ra, lây do tiếp xúc qua da, không nhất thiết phải qua đường quan hệ tình dục .

Triệu chứng: Da nổi mụn, chứa dịch lỏng và xuất hiện ở bộ phận sinh dục. “Những mụn nước có thể nhỏ bằng đầu kim hay lớn như đầu tẩy bút chì, gây ngứa.

Điều trị: Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh bằng cách xem xét kỹ các mụn, u ở “vùng tam giác”, tùy độ nặng nhẹ mà mổ bỏ u hoặc kê toa thuốc cho bạn.

Nhiễm virus Cytomegalovirus (CMV)

Cytomegalovirus là gì? Bệnh do virus cùng chủng với virus gây bệnh thủy đậu gây ra, lây từ người này sang người khác qua dịch cơ thể như máu, nước bọt, nước tiểu, tinh dịch, sữa mẹ. Bệnh cũng lây lan qua đường tình dục, cho con bú, ghép tạng và nhau thai.

Triệu chứng: Hầu hết mọi người không có triệu chứng gì rõ ràng khi nhiễm virus. Trong trường hợp cấp tính, CMV có thể gây ra các triệu chứng hàng loạt như sốt, đau họng, chán ăn, mệt mỏi, xuất hiện hạch bạch huyết.

Điều trị: Do đây là virus nên việc dùng thuốc kháng sinh sẽ không hiệu quả. Virus hoạt động có giới hạn, thời gian nhất định và một khi virus đã xâm nhập cơ thể con người, CMV sẽ tồn tại trong cơ thể. Do có nhiều chủng CMV nên người ta có thể bị nhiễm CMV nhiều lần. Trong trường hợp nặng, các bác sĩ sẽ kê thuốc kháng virus cho bệnh nhân.

Bệnh hột xoài (Lymphogranuloma Venereum)

Bệnh hột xoài là gì? Đây là bệnh nhiễm trùng mãn tính ảnh hưởng toàn bộ hệ thống bạch huyết của bạn, gây ra bởi 3 chủng vi khuẩn, một trong số đó có chủng vi khuẩn gây bệnh chlamydia.

Triệu chứng: Gây đau bụng dưới, tiêu chảy, nổi hạch, đau đớn khi đi tiêu.

Điều trị: Thông thường, đầu tiên, bác sĩ sẽ sinh thiết hạch bạch huyết của bạn. Sau đó, bác sĩ cho bạn dùng thuốc kháng sinh trong vòng 1 tuần sau đó.

 

Chiến thắng ung thư vú từ những dấu hiệu không ngờChiến thắng ung thư vú từ những dấu hiệu không ngờTặng miễn phí 50.000 cuốn sách nhận biết sớm ung thưTặng miễn phí 50.000 cuốn sách nhận biết sớm ung thưVợ Lý Hải suýt đẻ rơi con thứ ba trên xe hơiVợ Lý Hải suýt đẻ rơi con thứ ba trên xe hơi

 

(Theo Người Lao động)

Mãi nồng nàn như thuở ban đầu

Thời nay không còn chuyện cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Các cặp vợ chồng đều trải qua giai đoạn yêu nhau, tìm hiểu rồi mới tiến tới hôn nhân. Nhưng thời kỳ “trăng mật” qua đi là đến thời kỳ khó khăn mà nhiều người đùa vui là “vỡ mật”. Không chỉ “chồng bát, chồng đĩa” sứt mẻ mà “chăn gối” cũng xô lệch. Làm thế nào để chuyện phòng the mãi nồng nàn, để vợ/chồng luôn luôn hấp dẫn trong mắt nhau?

 

Có bệnh phải chữa

 

Hầu hết, chị em do bận trăm công ngàn việc, chỉ chăm lo tới sức khỏe của chồng, của con mà xao nhãng sức khỏe của mình. Những bệnh thông thường thì không vấn đề gì nhưng bệnh phụ khoa sẽ ảnh hưởng rất lớn sức khỏe và “chuyện ấy”. Viêm âm đạo, nấm âm đạo sẽ làm các chị cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, và tất nhiên, chuyện “chiều chồng” sẽ là không thể. Vì thế, nếu có bệnh, nhất là bệnh ở vùng kín, khi thấy có những dấu hiệu bất thường như ngứa, rát, khí hư có mùi, các mụn nước, vết loét quanh khu vực âm hộ, âm đạo, hậu môn... hãy tới các bác sĩ sản phụ khoa để điều trị. Tốt nhất nên điều trị cho cả hai để tránh tái nhiễm.

Khơi nguồn cảm xúc

Đừng quá xem nhẹ khung cảnh nơi vợ chồng bạn tổ chức "giao ban". Một chiếc giường ngủ bừa bộn, ga trải giường lâu lâu chưa thay sẽ chẳng thể nào tạo được nguồn cảm xúc bằng một chiếc giường gọn gàng ngăn nắp, sạch sẽ thơm tho... Đôi khi bạn cũng nên thử thay ánh sáng của đèn ngủ bằng ánh sáng lung linh của những ngọn nến chắc chắn sẽ có cơ hội thăng hoa. Một vài người lầm tưởng cho rằng khi chuẩn bị vào cuộc phải không còn gì trên người như thế mới "bốc". Hoàn toàn không phải như vậy, thậm chí đôi khi còn phản tác dụng. Hãy thử tạo bất ngờ với đối tác của bạn bằng một bộ đồ ngủ có chất liệu mềm mại, màu sắc phù hợp giúp bạn khoe những ưu thế về hình thể với chồng. Đảm bảo sẽ có hiệu quả!

Phối hợp tác chiến

Rất quan trọng, quá thăng hoa hay ngược lại quá rụt rè, quá im lặng đều là sai lầm của phụ nữ trong “chuyện ấy”. Vì vậy cân bằng cảm xúc là việc làm cần thiết. Hãy coi chuyện ấy là tự nhiên nhưng cũng đừng quá tự tin khiến đối tác cảm thấy lép vế. “Im lặng là vàng” nhưng đôi khi im lặng lại không mang đến những điều thuận lợi cho bạn, nhất là trong chuyện ấy. Khi gần gũi, im lặng sẽ dẫn tới sự tẻ nhạt, đối phương không biết đường nào mà lần dẫn tới sự hiểu nhầm không đáng có. Bạn cũng nên nhớ rằng, âm thanh hợp lý cũng là nhân tố kích thích ham muốn, giúp bạn thăng hoa.

Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu

Mỗi cặp vợ chồng sẽ tự tìm ra cách và biết phải làm thế nào để "thấu hiểu" lòng nhau. Quan trọng là đôi bên đều thấy được quan tâm, tôn trọng trước, trong và sau "cuộc họp". Đừng bao giờ để đối tác "làm việc" một mình và ngược lại cũng đừng bao giờ chỉ biết việc mình mình làm, hãy tương tác và giao lưu với nhau bằng tất cả giác quan có thể. Làm như thế đối tác của bạn sẽ chẳng thể đi đâu được mà chỉ mong sao cho mau đến “cuộc họp” lần sau.

Sự hòa hợp trong tình dục là điều tối quan trọng quyết định cho sự chiến thắng trong mỗi cuộc chiến. Điều kiện cần và đủ đó là hãy dành thời gian cho khúc dạo đầu, quan hệ tình dục phải an toàn, có sự đồng tâm hợp lực và sẻ chia. Bạn cũng cần phải biết rằng, phụ nữ chịu tác động và ảnh hưởng của đời sống thường nhật rất lớn như chăm sóc gia đình, con cái, stress trong công việc... và như thế, chuyện phòng the sẽ không suôn sẻ và rất cần sự quan tâm của đối tác.

BS. Nguyễn Thanh Sơn

“Siêu nhân” có khả năng dẫn điện ở Lâm Đồng“Siêu nhân” có khả năng dẫn điện ở Lâm ĐồngDinh dưỡng phòng bệnh bướu cổDinh dưỡng phòng bệnh bướu cổBình mới, rượu có mới?Bình mới, rượu có mới?

 

Són tiểu, sa niệu

Són tiểu và sa cơ quan niệu - sinh dục là những chứng bệnh khó chịu không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bản thân người phụ nữ mà còn ảnh hưởng không ít đến quan hệ vợ chồng, khiến người phụ nữ cảm thấy rất tự ti.

Són tiểu

Tiểu không kiểm soát khi gắng sức là hiện tượng đột ngột thoát (són) nước tiểu ra ngoài lỗ tiểu khi ho, nhảy mũi, hắt hơi, tập thể dục, khi thay đổi tư thế hoặc khi khuân vác lao động nặng. Theo một số nghiên cứu tại Hoa Kỳ, 15 - 60% số phụ nữ bị chứng bệnh “khó chịu” này. Mức độ són nước tiểu có thể từ nhẹ đến nặng nhưng đều gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống.

Một số phụ nữ, ngoài triệu chứng tiểu không kiểm soát khi gắng sức còn bị kèm theo tiểu gấp không kiểm soát (vừa mắc tiểu là đã són ngay không thể kiềm chế để đến nhà vệ sinh kịp thời) hoặc chứng sa niệu - sinh dục (sa tử cung và bàng quang).

Nguyên nhân:

Do sự thoái hóa theo lứa tuổi hoặc do sinh đẻ nhiều lần, nên hệ thống cơ - dây chằng ở vùng chậu không còn đủ sức để nâng đỡ cho các cơ quan ở vùng chậu của phụ nữ như tử cung, bàng quang, niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra lộ tiểu). Khi đó, mỗi khi gắng sức (ho, rặn, thể dục, lao động nặng…) áp lực trong ổ bụng đè lên bàng quang, nhưng hệ thống cơ - dây chằng không thể giúp niệu đạo siết chặt lại nên nước tiểu trong bàng quang sẽ theo áp lực rặn thoát ra ngoài gây nên hiện tượng tiểu không kiểm soát khi gắng sức.

Các yếu tố nguy cơ dễ bị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ:

Phụ nữ có tuổi.

Số lần sinh đẻ nhiều.

Mập, nặng cân.

Phẫu thuật cắt tử cung.

Hút thuốc lá, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Các xét nghiệm chủ yếu cần làm để chẩn đoán bệnh:

Tiểu không kiểm soát khi gắng sức được chẩn đoán chủ yếu dựa vào thăm khám trực tiếp bệnh nhân. Thầy thuốc sẽ khám âm đạo để đánh giá mức độ di động của niệu đạo và bàng quang. Đồng thời bệnh nhân sẽ ho hoặc rặn (ở tư thế nằm và tư thế đứng) để phát hiện tình trạng thoát nước tiểu. Ngoài ra khám âm đạo còn giúp phát hiện và đánh giá tình trạng sa tử cung hoặc sa bàng quang đi kèm.

Nên đi khám bệnh khi bị són tiểu, sa niệu...

Nên đi khám bệnh khi bị són tiểu, sa niệu...

Bệnh nhân có thể cần làm thêm các xét nghiệm đo áp lực bên trong bàng quang. Ngoài ra, bệnh nhân cần làm xét nghiệm nước tiểu (để phát hiện nhiễm trùng đường tiểu), các xét nghiệm máu (để phát hiện bệnh đái tháo đường), soi bàng quang (để loại trừ bướu bàng quang nếu bệnh nhân có máu trong nước tiểu), siêu âm bụng đo thể tích nước tiểu tồn đọng trong bàng quang sau tiểu.

Cách điều trị:

Điều trị không phẫu thuật:

Bệnh nhân có thể luyện tập một số bài tập để tăng sức mạnh của nhóm cơ vùng đáy chậu và sử dụng kết hợp một số thuốc uống. Khả năng cải thiện tình trạng tiểu không kiểm soát từ 30 - 50% tùy mức độ nặng - nhẹ của bệnh.

Ngoài ra, bệnh nhân phải cố gắng giảm cân (nếu có tình trạng quá cân nặng hoặc béo phì) và điều trị các bệnh nội khoa khác như hen suyễn, táo bón…

Điều trị phẫu thuật:

Hiện nay phẫu thuật “ít xâm hại” phổ biến nhất điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ là đặt băng nâng niệu đạo (bệnh nhân có 1 vết rạch nhỏ ở phía dưới đường tiểu và 2 vết rạch nhỏ ở mặt trong đùi). Mục tiêu của phẫu thuật là đặt 1 băng nhân tạo vào dưới niệu đạo để nâng niệu đạo và cổ bàng quang lên.

Phẫu thuật có thể thực hiện với gây tê. Thời gian phẫu thuật từ 15 - 20 phút. Sau phẫu thuật bệnh nhân có thể về trong ngày.

Phẫu thuật này có một số tai biến nhất định.

Sa niệu sinh dục nữ

Sa niệu - sinh dục hay còn gọi là sa các cơ quan vùng chậu xảy ra do tình trạng suy yếu của hệ thống cơ - dây chằng nâng đỡ của vùng đáy chậu, dẫn đến sự “đi xuống” của các cơ quan vùng chậu vào âm đạo.

Nguyên nhân và triệu chứng:

Sa cơ quan niệu - sinh dục là bệnh phổ biến ở phụ nữ có tuổi. Nhiều thống kê cho thấy, có khoảng 50% số phụ nữ đã sinh sản có thể bị sa cơ quan niệu - sinh dục. Sa cơ quan niệu - sinh dục có nhiều biểu hiện khác nhau: sa bàng quang (còn gọi là sa thành sau âm đạo) hoặc sa kết hợp nhiều cơ quan cùng lúc.

Sa cơ quan niệu - sinh dục xảy ra khi các lớp cơ ở sàn chậu yếu đi không thể “nâng đỡ” được các cơ quan ở vùng chậu (bàng quang, tử cung, trực tràng). Đa số các trường hợp sa cơ quan niệu - sinh dục đều đi kèm với sa tử cung và gây nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Sa thành trước âm đạo, sa bàng quang:

Khi sa bàng quang nhẹ, bệnh nhân thường không có triệu chứng. Khi sa nhiều, bệnh nhân nặng tức vùng bụng dưới, đi tiểu không hết và luôn có cảm giác “một khối u” gây vướng và khó chịu ở âm đạo. Một số bệnh nhân có triệu chứng đau tức khi giao hợp hoặc chảy nước tiểu không kiểm soát được khi giao hợp.

Sa thành sau âm đạo, sa tử cung:

Sa tử cung có nhiều mức độ:

Độ 1: sa nhẹ, thường không triệu chứng; chỉ phát hiện được khi khám bệnh.

Độ 2: cổ tử cung và tử cung “lấp ló” gần ra ngoài lỗ âm đạo.

Độ 3: toàn bộ tử cung và cổ tử cung sa ra khỏi lỗ âm đạo.

Một số bệnh nhân đã cắt tử cung nhưng vẫn bị sa “mỏm cắt tử cung” là phần âm đạo đính xung quanh vùng cổ tử cung đã cắt.

Sa trực tràng:

Triệu chứng không điển hình. Đa số bệnh nhân có triệu chứng bón kéo dài.

Các yếu tố nguy cơ dễ bị sa cơ quan niệu - sinh dục.

Đã từng có thai và sinh con.

Lớn tuổi, mãn kinh.

Béo phì, u xơ lớn của tử cung.

Bệnh phổi mạn tính, táo bón mạn tính.

Lao động khuân vác nặng.

Đã từng có phẫu thuật ở vùng chậu.

Bệnh lý hoặc chấn thương cột sống.

Phương pháp điều trị:

Căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân thường ngày của phụ nữ mà còn ảnh hưởng không ít đến quan hệ vợ chồng của các cặp đôi.

Trước đây, để điều trị bệnh sa sinh dục thường áp dụng phương pháp phẫu thuật crossen tức là cắt tử cung đường âm đạo, khâu treo bàng quang, làm lại thành trước và sau âm đạo hoặc phẫu thuật lefort tức là khâu bịt âm đạo. Phương pháp này cũng đồng nghĩa với việc đoạn tuyệt đường chăn gối của người phụ nữ.

Tuy nhiên, theo TS.BS. Michel Lacour, chuyên gia về phẫu thuật niệu khoa của bệnh viện FV đồng thời là thành viên Hiệp hội Niệu khoa châu u, ngày nay kỹ thuật phẫu thuật đó rất hạn chế sử dụng. Với sự tiến bộ của y học, với các trường hợp sa sinh dục, các bác sĩ thường áp dụng kỹ thuật nội soi khâu treo mỏm cắt vào mỏm nhô. Phương pháp này sẽ giữ tử cung cho người bệnh vì vậy những chức năng sinh lý như quan hệ vợ chồng hay mang thai sinh nở vẫn được bảo đảm.

Ngoài ra, theo BS. Lacour, còn có phương pháp phẫu thuật sa sinh dục bằng phương pháp nội soi với miếng lưới ghép đặc biệt. Đây là phương pháp áp dụng phẫu thuật nội soi với 3 lỗ nhỏ. Từ các lỗ nhỏ, các bác sĩ sử dụng tấm lưới nhỏ polypropylene đính các cơ quan bị sa vào ụ nhô (cấu trúc xương của vùng chậu). Kỹ thuật này là một phương pháp mổ nội soi hiện đại ứng dụng rộng rãi hiện nay trên thế giới mang lại nhiều ích lợi cho bệnh nhân. Vì là phẫu thuật ít xâm lấn nên vết mổ rất nhỏ, thẩm mỹ, không đau sau mổ và phục hồi nhanh, đảm bảo bệnh nhân sớm trở về cuộc sống sinh hoạt trong gia đình và xã hội như trước. Ca phẫu thuật diễn ra trong vòng 90 phút và chỉ trong vòng 3 ngày sau bệnh nhân đã có thể xuất viện.

TRUNG DŨNG (ghi)

Thúy Nga tố chồng cũ lấy 350.000 USD rồi bỏ trốnThúy Nga tố chồng cũ lấy 350.000 USD rồi bỏ trốnNghiêm trọng: 117 phi công Vietnam Airlines ốm bất thườngNghiêm trọng: 117 phi công Vietnam Airlines ốm bất thườngCôn trùng - thực phẩm cứu cánh của tương laiCôn trùng - thực phẩm cứu cánh của tương lai